Tải ứng dụng game đánh bài trực tuyến go88c

CHỦ ĐỘNG PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ BỆNH DỊCH, THÍCH ỨNG VỚI TÌNH TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.

Thứ sáu - 08/09/2023 15:40
ảnh mùa mưa bão
ảnh mùa mưa bão

CHỦ ĐỘNG PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ BỆNH DỊCH, THÍCH ỨNG VỚI

TÌNH TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.

Biến đổi khí hậu ( BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan: bề mặt Trái đất, đại dương, khí quyền, đất đai, băng tan và nước biển dâng cao. Trước đây, BĐKH diễn ra trong thời gian dài, chủ yếu do điều kiện tự nhiên thay đổi; nhưng càng về sau, BĐKH xảy ra do tác động của con người, như việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp, thải ra môi trường khí nhà kính ( CO2). BĐKH tác động xấu đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế và sức khỏe cộng đồng. Đây cũng được cho là nguyên nhân phát sinh các virut mới và những virut đột biến gây bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng tránh các nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra trước, trong và sau thiên tai là điều cần thiết nên làm. Một số cảnh báo thường gặp như: phòng chống bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước và môi trường, sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, do tác nhân vật trung gian truyền bệnh, các bệnh về mắt,… Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm một số bệnh dịch điển hình trong mùa mưa bão:

1. Bệnh đau mắt đỏ:

- Khi không có dịch đau mắt đỏ: cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Dùng riêng gối, chăn, khăn rửa mặt, giặt sạch khăn mặt và phơi khăn ngoài trời nắng. không dùng tay dụi mắt, thực hiện vệ sinh tay sạch trước khi dung tay vệ sinh mắt.

- Khi đang có dịch đau mắt đỏ: Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý: rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; rửa mắt hằng ngày bằng nước muối sinh lý 0.9%, ngày 2 – 3 lần, nhỏ đều cả 2 bên mắt, không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác. Đeo khẩu trang khi nói chuyện trực tiếp với người khác nếu có tiếp xúc gần. Hạn chế đến những nơi đang có dịch.

– Với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh đau mắt đỏ: ngoài thực hiện các biện pháp đã nêu trên, người bệnh hoặc người nghi ngờ mang bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường xảy ra, cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn xử trí. Khi chưa có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự điều trị bằng mẹo dân gian, các phương pháp đắp lá thuốc, xông lá khi chưa có căn cứ khoa học.

2. Các bệnh tiêu hóa:

1 số bệnh đường tiêu hóa thường mắc phải trong và sau mưa bão như: bệnh tiêu chảy cấp, kiết lỵ, bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn Salmonellosis, bệnh ký sinh trùng như nhiễm giun, sán,…. Nguyên nhân là do sau mưa bão, nước ngập dẫn đến ô nhiễm nguồn nước nặng nề. Ngoài ra, thực phẩm không được bảo quản tốt, dễ dẫn đến ôi thiu, mốc, hỏng, dễ dẫn đến việc ăn phải thức ăn không đủ an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Để phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa, người dân cần chú ý bắt buộc phải ăn chín uống sôi, lựa chọn các thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh. Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chế  biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ vệ sinh giếng nước, bể nước, dụng cụ chứa nước sinh hoạt ( nếu không bị ngập tràn vào) theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

- Khi đã mắc bệnh đường tiêu hóa: ngoài việc thực hiện các biện pháp trên, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn, sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường xảy ra, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh các biến chứng nặng nề do nhiễm khuẩn đường ruột nặng và mất nước nặng gây nên.

- Sau mưa bão, ngập lụt, khi nước rút đến đâu, vệ sinh sạch sẽ đến đó, xử lý rác thải và xác động vật chết đúng quy trình, đúng hướng dẫn của nhân viên y tế.

3. Bệnh sốt xuất huyết:

Đây là bệnh do tác nhân truyền bệnh là Muỗi Vằn ( tên khoa học là Aedes aegypti ) gây ra. Khi Muỗi Vằn chích vào da, chúng đồng thời lây truyền virut Dengue từ người này sang người khác, từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh. Do đó, bất kỳ ai cũng có thể nhiễm bệnh, hơn nữa, khả năng lây truyền rất cao, do muỗi sinh sản nhanh trong môi trường nước đọng, ẩm thấp, tối tăm, môi trường nhiệt đới ẩm, rất phù hợp với thời tiết của nước ta, đặc biệt mùa mưa bão.

- Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết: đi ngủ cần tuyệt đối phải mắc màn, loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng lâu ngày, diệt loăng quăng, bọ gậy. Phun thuốc muỗi định kỳ 6 tháng 1 lần.

- Đối với người đang mắc bệnh sốt xuất huyết và người nghi ngờ mắc sốt xuất huyết: ăn thức ăn, đồ uống ấm, không ăn uống đồ lạnh. Luôn mắc màn tránh Muỗi Vằn đốt gây lây truyền bệnh sang người khác. Khi có dấu hiệu sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau họng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nổi các nốt ban đỏ dưới da sau khi hạ sốt, xuất huyết tiêu hóa, cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác và tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

- Sau khi khỏi sốt xuất huyết, người bệnh cần ăn nhiều trái cây chứa các loại viatmin, đặc biệt là viatmin C, ăn cháo, súp, đồ ăn nấu mềm lỏng. Uống nhiều nước ấm, đặc biệt là nước bù điện giải. Không ăn các chất cay nóng, đồ ăn nhanh đóng hộp. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể để phục hồi sức khỏe một cách tốt nhất.

Hằng năm, nước ta phải hứng chịu mùa mưa bão kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 12, với những cơn bão hình thành từ Biển Đông di chuyển vào gây ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, trải dài suốt các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh ven biển. Mỗi khi bão đến, kéo theo hàng loạt các tai nạn thương tích, thiệt hại về con người và của cải vật chất, kèm theo các bệnh liên quan đến sức khỏe của con người.

Trên đây là những cảnh báo về các bệnh thường xảy ra trong mùa mưa bão, để phòng tránh tốt nhất, quan trọng nhất chúng ta vẫn nên có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, chủ động nâng cao sức đề kháng của bản thân và gia đình. Khi mùa mưa bão đến, chủ động nắm bắt tình hình của bão để chuẩn bị các phương án bảo vệ sức khỏe, nếu có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe xảy ra, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị một cách chính xác nhất, tuyệt đối không tự chữa ở nhà theo quan điểm chủ quan, theo quan niệm dân gian, tránh những hậu quả, biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Theo: Hồng Thái - TTYTHH

 

 

 

 

 

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay4,784
  • Tháng hiện tại282,608
  • Tổng lượt truy cập8,334,956
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây