Tải ứng dụng game đánh bài trực tuyến go88c

NHỮNG VIỆC CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI MANG THAI

Thứ năm - 21/12/2023 15:47
NHỮNG VIỆC CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI MANG THAI

NHỮNG VIỆC CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI MANG THAI

                 Mang thai là một thiên chức rất lớn lao mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ. Mang thai là quá trình thiêng liêng, quan trọng để tạo ra những đứa trẻ khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, người phụ nữ nên chuẩn bị thật chu đáo trước khi mang thai. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chúng ta những điều quan trọng cần lưu ý

              1. Khám sức khỏe cả cặp vợ chồng:

              Mục tiêu chính của việc chuẩn bị này là tìm ra những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến di truyền học. Xác định các yếu tố này trước khi mang thai giúp tăng cơ hội mang thai và khả năng sinh ra 1 em bé khỏe mạnh hơn. Khi đến khám tại bệnh viện hoặc các phòng khám sản phụ khoa uy tín, bác sĩ sẽ hỏi về những thông tin như lối sống, chế độ ăn uống, các tiền sử sức khỏe của bạn và gia đình, các loại thuốc đang sử dụng và đã từng mang thai trước đó chưa.

              Nếu đang có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe để có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt, được tư vấn dinh dưỡng phù hợp hay điều trị bệnh cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh. 8 tuần đầu tiên của thai kỳ là chìa khóa quan trọng cho thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Hầu hết các cơ quan và hệ thống bộ phận cơ thể chính của thai nhi sẽ bắt đầu được hình thành trong những tuần đầu. Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của phụ nữ có thể làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong những tuần đầu này.

Ảnh 1: Khám sức khỏe cả  2 vợ chồng khi có ý định mang thai

 Tình trạng sức khỏe của người phụ nữ ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Những phụ nữ đang mắc phải các loại bệnh như đái tháo đường, huyết áp cao, trầm cảm và rối loạn co giật có thể gây ra những rủi ro cao khi mang thai. Nếu đang muốn có thai nhưng lại mắc phải những tình trạng sức khỏe trên, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn về những rủi ro cũng như những biện pháp cần thực hiện để kiểm soát tình trạng sức khỏe trước khi mang thai.

Ảnh 2: Phụ nữ có các bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình mang thai sau này

              2. Điều chỉnh chế độ ăn 1 cách khoa học, hợp lý: 

Để chắc chắn rằng chế độ ăn uống cung cấp đủ chất dinh dưỡng, người phụ nữ cần biết những chất nào có trong thực phẩm ăn hàng ngày.
Các chất dinh dưỡng tăng khả năng sinh sản bao gồm:

  • Beta-carotene, một chất dinh dưỡng thực vật, đặc biệt các loại thực phẩm như: đu đủ, bí đỏ, cà rốt, khoai lang, rau xanh,..... giúp điều chỉnh các hormone và cải thiện mức độ sinh sản ở nam giới.
  • Các vitamin nhóm B ( cá hồi, trứng, sữa, thịt bò,...) giúp hỗ trợ buồng trứng trong quá trình rụng trứng và cũng giúp tránh .
  • Axit folic ( có nhiều trong đậu và các loại cây họ đậu, trứng, măng tây, súp lơ xanh,...)  cần thiết để tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Ảnh 3: Các loại thực phẩm giàu Acid folic
  • Vitamin C hỗ trợ hấp thụ progesterone và giúp phụ nữ tránh bị khuyết tật ở giai đoạn hoàng thể. ( có nhiều trong các loại quả cam, bưởi, ổi, táo,...) 
  • Vitamin D ( có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, cá hồi, cá, các loại nấm,....)  giúp cải thiện khả năng sinh sản ở cả hai giới. Nó đóng một phần quan trọng trong việc điều trị suy giảm khả năng sinh sản như hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovary syndrome - PCOS) và , đồng thời cũng cải thiện các thông số tinh dịch ở giới nam.
  •  giúp tăng cường sức khỏe của trứng và cả tinh trùng.
  • Sắt làm giảm nguy cơ bị vô sinh do rụng trứng không theo chu kỳ.
  •  giúp cải thiện về số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng cũng như tăng lưu lượng máu có trong tử cung.
  • Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa cũng như điều trị vô sinh.
  • Kẽm và selen cải thiện chất lượng của các tinh binh
  • Thực phẩm từ các loại sữa giàu chất béo có thể làm giảm nguy cơ vô sinh do trứng kém chất lượng.

 Ảnh 4: Các loại thực phẩm tốt cho sự thụ thai

Theo như hướng dẫn trên thì những loại chất có ích trong việc “ăn gì bổ trứng” hay “ăn gì để dễ thụ thai” gồm: Vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, sắt, thực phẩm giàu chất béo và các chất chống oxy hóa chính là những chất dinh dưỡng mà người phụ nữ cần bổ sung để tăng khả năng mang thai.

            3. Kiểm soát cân nặng hợp lý

Cân nặng quá mức khi mang thai có thể gây ra một số biến chứng khi mang thai và sinh nở, bao gồm huyết áp cao, tiền sản giật, sinh non và tiểu đường thai kỳ. Béo phì khi mang thai cũng gây ra hội chứng Macrosomia- em bé lớn hơn bình thường, làm tăng nguy cơ chấn thương khi sinh thường và sinh mổ, gây hạ đường huyết sơ sinh thậm chí có thể gây đột tử cho em bé trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, thừa cân khi mang thai còn làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ở bộ phận sinh dục hoặc hệ tiêu hóa và thần kinh. Nếu có trọng lượng cơ thể mẹ quá lớn gây tích tụ lượng mỡ nhiều ở thành bụng sẽ gây khó khăn hơn cho bác sĩ trong việc theo dõi thai nhi qua kiểm tra siêu âm và nghe nhịp tim của thai nhi. Vì thế, phụ nữ nên duy trì mức cân nặng hợp lý, vừa phải, tránh béo phì gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình thụ thai và mang thai.

Cân nặng hợp lý cho phụ nữ khi thụ thai được tính theo chỉ số BMI = cân nặng : ( chiều cao x chiều cao cơ thể). chỉ số BMI nên dao động từ 19 đến 25 là thích hợp.

  • Làm thế nào để giảm cân nếu bị thừa cân?

 Cách tốt nhất để giảm cân là thực hiện một vài thay đổi trong chế độ ăn uống và hoạt động thể chất nhiều hơn. Bước đầu tiên là cắt giảm số lượng calo tiêu thụ thông qua việc luyện tập thể dục thường xuyên.

  • Thiếu cân ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Thiếu cân cũng gây ra một số rủi ro khi mang thai. Nó làm tăng nguy cơ sinh con bị nhẹ cân hoặc sinh non. Những em bé này có nguy cơ gặp các vấn đề trong quá trình chuyển dạ và có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi lâu dài trong suốt cuộc đời.

             4. Một số điều cần tránh: 

- Tránh hút thuốc lá, rượu bia và chất kích thích. Nếu người mẹ dừng những lối sống tiêu cực này trước khi mang thai có thể làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ nguy cơ của một số dị tật bẩm sinh xảy ra sớm trong thai kỳ.
Một số chất hóa học trong môi trường sống và làm việc có thể khiến người phụ nữ khó mang thai hoặc gây hại cho sức khỏe thai nhi. Nếu đang có kế hoạch mang thai, hãy thận trọng những loại hóa chất đang sử dụng như chì (trong son môi, mỹ phẩm), thủy ngân (từ một số loại cá biển ...), thuốc trừ sâu, dung môi hoặc chất phóng xạ.

- Một số loại thuốc, bao gồm bổ sung vitamin, thuốc làm đẹp da, thuốc không kê đơn và thuốc thảo dược, có thể gây hại cho thai nhi và không nên dùng trong khi đang mang thai. Một điều đáng chú ý là thai phụ nên hỏi bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng trong quá trình kiểm tra chăm sóc trước khi sinh để đảm bảo thuốc đó không có hại cho thai kỳ.

- Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs) ảnh hưởng đến khả năng mang thai và gây lây nhiễm cho thai nhi. Nếu bạn hoặc đối tác bị mắc STIs, hãy đi xét nghiệm và điều trị ngay để không ảnh hưởng xấu tới thai kỳ.

             5. Tiêm vắc xin trước khi có kế hoạch mang thai:

Thời kỳ mang thai là thời kỳ cơ thể phụ nữ dễ bị tác động và tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhiễm bệnh trong giai đoạn này nếu không điều trị tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối. Đơn cử như là bệnh truyền nhiễm có khả năng diễn biến phức tạp. Nếu mắc phải trong thời kỳ mang thai sẽ có nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, bà bầu có thể bổ sung các mũi cần thiết theo tư vấn của bác sĩ sau khi thăm khám.

Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh, các cặp vợ chồng hãy đến Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Trung tâm y tế Hạ Hòa để được làm các xét nghiệm cần thiết và lắng nghe sự tư vấn của bác sỹ. Hotline: 1800.8125 ( cuộc gọi miễn phí) 

Theo: Hồng Thái - TTYT Hạ Hòa

 

 

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay4,784
  • Tháng hiện tại282,608
  • Tổng lượt truy cập8,334,956
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây