Tải ứng dụng game đánh bài trực tuyến go88c

Hôn nhân cận huyết và sự suy thoái giống nòi

Thứ tư - 20/12/2023 11:08
Hôn nhân cận huyết và sự suy thoái giống nòi

Hôn nhân cận huyết và sự suy thoái giống nòi

        1. Thế nào là hôn nhân cận huyết thống?

Theo Luật Hôn nhân Gia đình có quy định thì có thể hiểu hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn hoặc chung sống và có quan hệ như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa người từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

       2. Vì sao kết hôn cận huyết lại khiến nòi giống bị suy thoái?

Giải thích hiện tượng này, di truyền học cho biết, mọi đặc điểm trên cơ thể đều được quy định bởi gene, kể cả trường hợp bệnh lý. Cơ thể mỗi người có khoảng 500-600 nghìn gene, trong số đó không tránh khỏi có dăm bảy gene lặn bệnh lý, chưa có điều kiện bộc lộ gây tác hại.

Gene lặn bệnh lý tồn tại dai dẳng trong dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nếu cuộc hôn nhân được tiến hành với người khác dòng họ thì nguy cơ bệnh bộc phát thường không cao. Trái lại, hôn nhân cận huyết chính là điều kiện thuận lợi cho những gene lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau, sinh những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền.

         3. Nỗi đau của trẻ sinh ra từ cuộc hôn nhân cận huyết:

Theo các chuyên gia y tế, việc kết hôn cận huyết thống dẫn đến rất nhiều hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng đến nòi giống, đến sức khỏe của đứa con sinh ra. Đứa con sinh ra ít nhiều gì cũng có mang một số Gen bệnh lý ở thể lặn nên không biểu hiện ra ngoài. Nhưng nếu cùng dòng máu trực hệ lấy nhau, bệnh lý từ các gen lặn này trong họ nguy cơ trùng nhau tăng gấp nhiều lần và sẽ trở thành gen trội ở những đứa con sinh ra và các bệnh lý bẩm sinh sẽ xuất hiện như các bệnh về máu, các bệnh dị dạng về xương, thiểu năng trí tuệ, lùn, ốm yếu và nhiều dị dạng khác và những bệnh lý này làm cho thai chết non, trẻ chết sớm hoặc không thể chữa dứt được. Bệnh lại di truyền tiếp cho thế hệ sau làm cho suy thoái giống nòi dần. Từ đó làm cho con sinh ra mắc các căn bện nêu trên và rất chậm phát triển.

Nỗi đau để lại cho những thế hệ sau phải gánh chịu


Có thể kể đến những bệnh gặp phải khi đứa trẻ sinh ra từ quan hệ cận huyết thống:

- Dị tật bẩm sinh do rối loạn di truyền

- Khiếm thính sớm

 

- Suy giảm thị lực sớm

- Chậm phát triển trí tuệ hoặc khuyết tật gây ảnh hưởng đến khả năng học tập, lao động

- Chậm phát triển hoặc không phát triển về thể chất

- Rối loạn máu di truyền

- Động kinh

Ngoài ra, có một vài bệnh nghiêm trọng khác chưa được chẩn đoán. Một số trường hợp mang thai do mối quan hệ cận huyết có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu.

Điều nguy hiểm hơn, về mặt hình thái, những em bé này có thể hoàn toàn bình thường, nhưng các bệnh lý chuyển hóa, bệnh lý di truyền có thể tiềm ẩn hoặc biểu hiện ở thế hệ sau của các em bé này. Vì thế, ngay lúc đầu, người ta không nhìn ra được sự nguy hại của hôn nhân, loạn luân sinh ra các em bé cận huyết”.

Đơn cử, căn bệnh Thalassemia rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi mà hôn nhân cận huyết thường xảy ra. Bệnh Thalassemia là do tan máu di truyền với triệu chứng nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời. Nếu không căn bệnh này sẽ khiến họ chậm phát triển, giảm khả năng học tập, lao động…

Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Trong đó, tỷ lệ người dân đồng bào dân tộc miền núi chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20- 40%.

Đây là bệnh lý khiến trẻ phải điều trị suốt đời, ảnh hưởng rất nhiều đến thể hình, trí tuệ, sức khỏe của trẻ.

Nhìn chung, hôn nhân cận huyết thống để lại rất nhiều hậu qủa cho đời sau phải gánh chịu. Những căn bệnh đó khiến chất lượng giống nòi bị suy giảm trầm trọng. Vì vậy, mỗi chúng ta, hãy cùng ngăn chặn tình trạng hôn nhân cận huyết thống, để bảo vệ thế hệ tương lai.

Trung tâm y tế Hạ Hòa - chung sức bảo vệ sức khỏe nhân dân - đẩy lùi kết hôn cận huyết thống! 

Hotline: 18008125 ( cuộc gọi miễm phí) 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay4,779
  • Tháng hiện tại282,603
  • Tổng lượt truy cập8,334,951
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây