Tải ứng dụng game đánh bài trực tuyến go88c

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM

Thứ năm - 12/10/2023 16:09
Các nốt mụn nước xuất hiện trên lòng bàn tay
Các nốt mụn nước xuất hiện trên lòng bàn tay

CẢNH BÁO BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

 

Bệnh tay chân miệng là một bệnh do Virut đường tiêu hóa gây ra. Do đó, bệnh lây trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung hoặc tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh ( qua đồ ăn, cốc chén, bát đũa,…), qua các giọt nước bọt nhỏ khi trẻ hắt hơi, cười đùa,…. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm tại các địa phương. Vào thời điểm giao mùa, dịch tay chân miệng rất dễ bùng phát mạnh. Hiện nay dịch tay chân miệng có xu hướng tăng cao trong khoảng thời gian từ tháng 3 – 5 và từ tháng 9 – 12 hàng năm và thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu thực hiện đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ, tuy nhiên, cũng có thể gây ra những hậu quả khôn lường nếu không điều trị kịp thời.

  1. Dấu hiệu nhận biết bệnh Tay chân miệng

Ban đầu, khi mới bị Tay chân miệng, trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, tăng tiết nước bọt và kém ăn. Sau sốt 1 – 2 ngày, trẻ bắt đầu đau miệng tăng, nổi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và niêm mạc trong khoang miệng, sau đó, có thể xuất hiện cả ở vùng mông, vùng gối của trẻ.

Trẻ mắc tay chân miệng khi có biểu hiện sốt cao, nôn ói nhiều dễ dẫn đến biến chứng. Biến chứng tay chân miệng bao gồm: biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp, thường xuất hiện sớm khoảng từ ngày 2 – 5 của bệnh.

Những biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng có thể kể tới là viêm não – viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong trường hợp không gặp biến chứng, trẻ có thể hồi phục hoàn toàn từ 3 – 5 ngày sau giai đoạn toàn phát.

  1. Các biến chứng tay chân miệng nguy hiểm

Biến chứng thần kinh

Biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng bao gồm: Viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy, với những biểu hiện:

- Giật mình, co giật từng cơn ngắn 1 – 2 giây, chủ yếu ở tay và chân, thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa;

- Bứt rứt, ngủ gà, chới với, run chi, đi loạng choạng, mắt nhìn ngược;

- Rung giật nhãn cầu;

- Tăng trương lực cơ;

- Yếu, liệt chi;

- Liệt dây thần kinh sọ não;

- Hôn mê thường kèm theo suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Biến chứng tim mạch, hô hấp

Biến chứng tim mạch, hô hấp của bệnh tay chân miệng là: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch. Dấu hiệu nhận biết bao gồm:

- Mạch nhanh (trên 150 lần/phút);

- Thời gian làm đầy mao mạch chậm (trên 2 giây);

- Biểu hiện rối loạn vận mạch, da nổi vân tím, đổ mồ hôi, tứ chi lạnh, có thể chỉ khu trú tại một vùng cơ thể (tay hoặc chân…);

- Biến chứng tay chân miệng ở giai đoạn đầu, huyết áp tăng cao (chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 110 mmHg (đối với trẻ dưới 1 tuổi), ≥ 115 mmHg (đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi), ≥ 120 mmHg (đối với trẻ trên 2 tuổi). Giai đoạn sau: Không đo được mạch và huyết áp;

 - Khó thở: Thở nhanh, nông, khò khè, ngực rút lõm, hơi thở rít thanh quản, không đều;

- Phù phổi cấp: Trẻ sùi bọt hồng, khó thở, da tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có lẫn máu hay bọt hồng.

Biến chứng đối với thai kỳ

Nhiễm bệnh tay chân miệng trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ gây sảy thai, mặc dù tỷ lệ xảy ra rất hiếm. Phụ nữ mang thai cần phòng ngừa tay chân miệng bằng cách hạn chế tiếp xúc gần với những người đang mang bệnh.

Khi có những biểu hiện của bệnh, hãy đưa trẻ đến ngay Trung tâm y tế Hạ Hòa để được thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời. Hotline: 18008125

- Theo: Hồng Thái - TTYT Hạ Hòa.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay5,949
  • Tháng hiện tại289,788
  • Tổng lượt truy cập8,342,136
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây